Về cơ bản giọng hát trong thanh nhạc cổ điển chia làm 4 giọng chính: Bass, Tenor, Contralto và Soprano. Đây cũng chính là 4 bè của một dàn hợp xướng. Tuy nhiên về sau trong Opera do nhu cầu đa dạng hoá các nhân vật với nhiều tính cách khác nhau nên trong Opera giọng hát được phân chia một cách cụ thể hơn, gồm có 6 giọng: Bass, Baritone, Tenor, Contralto, Mezzo-soprano và Soprano. Trong mỗi loại giọng lại chia ra làm nhiều loại tuy theo âm sắc và âm vực.

Các loại giọng Nam

1/ Basso: Nam trầm

*) Basso profondo: Nam trầm đại : giọng trầm nhất trong các loại giọng người. Đặc điểm: có âm sắc rất trầm, trang trọng, sâu sắc. Âm vực có thể xuống đến C, thậm chí hơn nữa. Basso profondo xuất hiện trong các vai thần thánh, đạo sĩ hay các vị vua chúa.
*) Basso cantante: Nam trầm trữ tình: chủ yếu trong biểu diễn thính phòng (cantante = singing). Rất ít khi xuất hiện trong Opera.
*) Basso leggiero (basso buffo): Nam trầm nhẹ (nam trầm hài hước) thưòng có trong opera Bel canto. Giọng namam trầm, nhưng vẫn có khả năng chạy note rất nhanh, cùng với khả năng diễn xuất hài hước. Có thể hát đẹp đến E và hát được một số vai dành cho Bass – Baritone.
*) Bass – Baritone: Nam trung trầm. Giọng namam vừa có âm sắc của cả nam trầm và nam trung ,có khả năng thể hiện được cả vai của nam trung và nam trầm nhẹ.

2/ Baritone: nam trung

Trong Opera có chia ra các vai: nam trung hài hước, nam trung trữ tình và nam trung kịch tính nhưng trên thực tế các giọng namam trung đều hát được tất cả các vai trên. Âm vực của nam trung từ A đến A1, giọng dày, đầy đặn đặc biệt ở khu trung âm.

3/ Tenor: Nam cao

*) Dramatic tenor: Nam cao kịch tính: giọng dày, khoẻ, hơi thô ráp, kích cỡ giọng rất lớn, có thể hát toàn thanh đến c2 cùng với khả năng cắt xuyên dàn nhạc và dàn hợp xướng. Nam cao kịch tính thường là các nhân vật chính trong các vở opera Verdi, Verismo. Heldentenor: Nam cao Anh hùng – là phân nhánh giọng namam cao kịch tính đặc biệt dành cho các kịch mục vai nam chính trong opera Wagner với độ dày khỏe khác biệt, âm sắc gần giống baritone nhưng có khả năng chạm được các note cao của tenor.

*) Lirico spinto tenor (hay spinto tenor): Giọng namam cao trữ tình có kích cỡ lớn và có thể hát như một kịch tính trong những cao trào âm nhạc có tính mãnh liệt . Spinto tenor thường chung giải kịch mục với tenor kịch tính, nhưng các giọng spinto thường có âm sắc đẹp, mềm và đa dạng hơn trong lịch mục vai diễn.

*) Lirico tenor: Nam cao trữ tình: giọng đẹp, sáng, bay bổng. Nam cao trữ tình thường là nhân vật chính, khá phổ biến trong opera, từ các tác phẩm của Mozart cho đến phần lớn các vai trong Opera Lãng mạn trừ các kịch mục quá nặng của Wagner.

*) Leggiero tenor: Nam cao nhẹ: giọng nhẹ, sáng, nhanh nhẹn nhưng hơi mảnh, có khả năng lên đến d2 (thậm chí f2). Chủ yếu xuất hiện trong Opera Bel canto và Mozart trở về trước.

*) Counter tenor: Giọng phản nam cao thường hát các kịch mục trước đây dành cho Castrato (những nam ca sĩ bị hoạn từ nhỏ để có giọng hát với âm vực cao hơn tenor), thường là nhạc thính phòng hoặc các tác phẩm thời kì Baroque. Counter tenor sử dụng kĩ thuật hát Falsetto (giả thanh), âm vực thường tương đương nữ trung , nữ trầm, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể lên đến quá c3 tương đương soprano. Âm sắc hơi đanh và nam tính hơn so với giọng nữ.

*Còn 1 số phân loại giọng nhỏ nữa như Baritone Martin (Baritone rất sáng trong các kịch mục opera Pháp) hay Haute-contre tenor (1 loại tenor cao trong kịch mục oratorio, baroque,…) tuy nhiên nhưng phân nhóm này không quá phổ thông nên không liệt kê ở đây.

Các loại giọng Nữ

4/ Contralto (alto):

Giọng nữ trầm được tạo bởi contre (trầm) và alto (cao) – do trước đây alto là thiếu niên nam hoặc castrato. Đây là giọng nữ trầm nhất, hát chủ yếu bằng giọng ngực. Giọng dày, trầm, khoẻ. Chủ yếu là vai phụ (vú già, người hầu), vì vậy các contralto thường chuyển sang hát các vai dramatic mezzo.

5/ Mezzo-soprano: nữ trung (mezzo = middle)

*) Dramatic mezzo-soprano: Nữ trung kịch tính, giọng ngực dày, khoẻ, thường là vai thứ trong opera (Armenis, Azucena) hoặc những người phụ nữ lẳng lơ, thủ đoạn (Carmen, Dalila). có khả năng fullvoice đến g2.
*) Coloratura mezzo-soprano: Nữ trung màu sắc: giọng nhanh, nhẹ hơn so với nữ trung kịch tính với thường là các vai hài. Có thể fullvoice đến a2. Xuất hiện phổ biến trong Bel canto.

6/ Soprano: Nữ cao

*) Wagnerian soprano: Nữ cao siêu kịch tính (tương đương như Hedeltenor của giọng nam): giọng cao nhưng đặc biệt dày và khoẻ, vang, có khả năng hát xuyên dàn nhạc và dàn hợp xướng, âm sắc gần với nữ trung, thường xuất hiện trong Opera của Wagner, R. Strauss. Fullvoice đến c3.
*) Dramatic soprano: Nữ cao kịch tính, giọng vang, khoẻ. Fullvoice tốt ở c#3. Thường là vai dành cho những nữ anh hùng hoặc những nhân vật có tính cách mạnh mẽ. Chủ yếu xuất hiện trong Opera của Verdi.
*) Lirico spinto soprano: giọng nữ trữ tình nhưng có thể chuyển thành kịch tính ở những đoạn cao trào. Đây là những vai phổ biến trong Opera của Verdi và các tác giả trường phái Verismo, thường là những người phụ nữ gặp bất hạnh và đau khổ trong cuộc sống, tình yêu.
*) Lirico soprano: Nữ cao trữ tình: khu trung âm đầy đặn giọng mềm mại, bay bổng, thể hiện những người phụ nữ hiền lành, trong sáng, giản dị và hơi có phần yếu đuối (Micaela, Lìu, Mimi…).
*) Coloratura soprano: Nữ cao màu sắc: có âm vực rộng hơn so với nữ cao bình thường (hơn 2 quãng 8) đặc biệt về âm khu cao, âm sắc nghe giống tiếng sáo. Đặc biệt có khả năng luyến láy các note ở âm vực cao rất tốt. Gồm 2 loại:
– Lirico coloratura soprano (sobourette): nữ cao trữ tình màu sắc, giọng hơi mỏng, nhẹ, fullvoice đến d3, thể hiện những vai thiếu nữ trong sáng thơ ngây, hoặc vai những cô hâu gái nhí nhảnh, vui tính. Những ca sĩ giọng này, giọng trữ tình là chính những có khả năng sử dụng kĩ thuật hát các note hoa mĩ của nữ cao màu sắc.
Dramatic coloratura: giọng kịch tính màu sắc: giọng khoẻ, hơi tối, nhưng lên cao lại sáng, fullvocie đến e3, staccato đến f3 (thậm chí cao hơn).
Văn Phương (nhaccodien.info)