Overture là khúc nhạc dạo đầu. Preludes cũng là khúc nhạc dạo đầu. Vậy chúng khác nhau những gì?

Biên soạn do Leonard Bernstein
Chương trình được phát sóng lần đầu trên đài CBS, ngày 08/01/1961

Dịch phụ đề: Ngọc Hà

Trước hết, với các cháu đang có mặt tại khán phòng mới tinh trong tông màu chủ đạo trắng – vàng Nhà hát Carnegie : Chẳng phải việc vẫn có thể ở trong phòng hòa nhạc này là một vinh dự với chúng ta sao? Đặc biệt là khi nó vừa được tân trang… Và tới tât cả các khán giả nhỏ đang lắng nghe và theo dõi chương trình ở khắp Hoa Kì và Canada. Mở đầu chương trình hòa nhạc của chúng ta ngày hôm nay là chủ đề overtures. Nhưng tại sao lại là một chương trình về overtures? Tôi sẽ sớm tiết lộ với các cháu ngay thôi.

Khi tôi còn là một cậu bé,vào những lần đầu tiên khám phá âm nhạc, điều khiến tôi thích thú nhất luôn đến từ các overture. Những ngày tháng đó còn là một thời kì của overture,mà tôi cũng không hiểu tại sao. Người người nhà nhà đều chơi overture suốt ngày. Nhưng vẫn luôn có điều gì đấy thú vịkhi nghe một overture của Rossini, như là “The Barber of Seville” hay “William Tell” vang lên từ chiếc radio, hoặc “Poet and Peasant”, rồi thì “Zampa” và tất cả các khúc overture được yêu thích lúc bây giờ khiến tôi luôn háo hức mong chờ với mỗi chương trình mới với hi vọng sẽ có một bản overture được chơi.

Các cháu thấy đấy, hầu hết các bản nhạc mà tôi nghe thời thơ ấu đều là qua radio, bởi tôi không có nhiều cơ hội để tham dự các buổi hòa nhạc cho thiếu nhi ở Boston, nơi tôi từng sống. Và cũng có thểlà bởi vì ở một độ tuổi nhỏ như vậy một bản giao hưởng dài tới bốn chương có lẽ hơi quá sức tiếp thu của tôi,cũng như là với một số cháu ở đây. Nhưng một bản overture thì lại vừa vặn, với một độ dài vừa phải. Bên cạnh đó, nó còn thật là thú vị. Vậy nên hôm nay, tôi sẽ cố gắng và lấy lạiđôi chút cái cảm giác thích thú đó cho chính tôi, và cũng hi vọng là tới được cả các cháu, bằng cách chơi cả một chương trình không có gì ngoài overture. Tôi chắc chắn rằng phần nào đấy sôi nổi của một overture xuất phát từ sự thật rằng nó là một phần của nhạc kịch; kết hợp giữa sự kì diệu của âm nhạc và tính li kì của kịch nghệ. Vậy rốt cuộc thì overture là gì? Nó là một sự khởi đầu, bản nhạc mở đầu, thường được sáng tác để chơi trong các vở nhạc kịch trước khi cánh gà mở ra.

Tôi tin rằng các cháu đều biết đếnsự lí thú của khoảnh khắc trước khi cánh gà vén lên: sự nín lặng đến nghẹt thở từ phía khán giả, cái cảm giác mong chờ, đan xen hồi hộp, tự hỏi “Điều gì sẽ xảy ra sau đấy?” Dù có âm nhạc hay không thì cảm giác đó cũng tương tự,thậm chí là trong rạp chiếu phim. Tôi chắc rằng các cháu biết cái cảm giác phấn khíchcác cháu có khi đèn tắt, và chú chuột Mickeyhoặc bất cứ thứ gì vụt hiện lên trên màn hình. Tất cả mọi người đều vỗ tay và nói,”Ôi trời! Giờ thi bắt đầu rồi! ” Điều đó cũng tương tự với một vở nhạc kịchhay là opera. Khi đèn tắt, trong chính khoảnh khắc tĩnh lặngđến rùng mình đó từ phía khán đài, vị nhạc trưởng từ đâu đó xuất hiện trên chiếc bục chỉ huy, và bản overture vang lên: bản nhạc tuyệt vời đó giúp các cháu sẵn sàng,chuẩn bị tinh thần, để bắt đầu trái tim đồng điệu âm nhạc. Đó là loại overture chúng tôi sẽ chơi đầu tiên: Khúc overture cho vở opera”Semiramide” của Rossini .

Rossini cũng chính là nhà soạn nhạc người Ý đã viết “The William Tell Overture”,mà tôi tin chắc rằng các cháu đều nhớ về cái giai điệu phi mã mà chúng tôi vẫn hay chơi cho những bộ phim miền Tây và những chàng trai cao bồivà “The Lone Ranger”.

Các cháu đều biết đấy. Rossini cũng đã từng viết”The Barber of Seville” và nhiều tác phẩm khác nữa. Nhưng vở opera này, “Semiramide”… Đó hẳn là một từ dài và khó, phải không? Nó lại không hề mang nghĩa là “bán” ramide,hoặc một nửa ramide, hay bất cứ thứ gì tương tự. Semiramide là tên một nữ hoàng trong vương quốc Babylon cổ đại, mà tôi sẽ không đi sâu vào bối cảnh truyện cho vở opera này. Không chỉ vậy, vở opera này hầu như không được biểu diễn nữa. Nhưng khúc overture cho vở opera nàylại được chơi suốt, bởi nó là một trong những ví dụ tiêu biểu nhấtcủa một khúc overture đầy thú vị. khiến các cháu không thể bình tĩnh được và giúp các cháu chuẩn bị tinh thần cho phần còn lại của màn trình diễn.

Nó có một khởi đầu hồi hộp đến mức còn có thể khiến các cháu liên tưởng về tiếng phi mã,trong thực tế. Giai điệu đó như sau:

Các cháu hiểu ý tôi chứ? Và tiếp đó là phần chậm rãi của một giai điệu nổi tiếng từ những chiếc kèn Cor. như sau: Rồi theo sau câu chủ đề chậm rãi là phần chủ đạo say mê đến hoang dại. Hãy chờ đến đoạn tiếng violinrung lên, nghe như sau: Và sau cùng, phần đỉnh điểm, là những câu nhạc dài, to dầnmà rất nổi tiếng của Rossini. Chúng được gọi là “crescendos”, hay cũng có nghĩa là lớn dần, và lớn hơn thế nữa! Nghe thế này:

Đó là những chi tiết khiến cho một khúc overture của Rossini trở nên hay ho và kịch tính đến thế. Tôi hi vọng rằng tất cả các cháuđều thâý thú vị như tôi đã từng thời còn trẻ. Chúng tôi sẽ bắt đầu ngay sau đây.

Bây giờ chúng ta sẽ chuyển tiếp tới một bản overture đáng gờm hơn, chính xác mà nói, là một trong những kiệt tác vĩ đại nhất của thế giới âm nhạc. “Bản Overture Leonore thứ ba của Beethoven” Nghe qua thì đó có vẻ là một cái tên kì lạ:”Bản Overture thứ ba”. Tại sao lại là bản thứ ba nhỉ? Còn một điều nữa là Beethoven đã từngviết một vở opera nào tên “Leonore” đâu. Vậy rốt cuộc bí ẩn lớn đằng sau điều này là gì? Thì thực ra là thế này: Beethoven đã từng viết vở opera “Fidelio” cũng như một bản overture cho nó,mà được biết đến là “bản overture cho Fidelio”. Và chúng tôi sẽ không chơi bản đó. Nhưng ông cũng đã từng viết ba bản overture khác cho tác phẩm này. Các cháu thấy đấy, Beethoven không bao giờ cảm thấy hài lòng; ông luôn nỗ lực thử nghiệm những thứ mới mẻmà ông tin là sẽ tốt đẹp hơn. Những người nghệ sĩ vĩ đại là vậy đấy,không gì có thể dễ dàng khiến họ thấy thỏa mãn, đặc biệt là với tác phẩm của chính mình. Và Beethoven, một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất, cũng bởi vậymà trở thành một trong những người khó chiều nhất, khi luôn không ngừng đổi thay và cải thiện bất cứ khi nào có thể để âm nhạc của mình ngày càng đẹp đẽ hơn. Bởi vậy mà Beethoven đã viết ba bản overture khác đặt tên là Leonore hãy cũng từng là tên gọi của vở opera này một thời trước khi nó được biết đến với cái tên “Fidelio”. Và trong số ba sáng tác đó,bản tuyệt nhất cũng chính là bản số ba.

Thực tế, nó là một kiệt tác xuất sắc mà cho tới tận ngày nay, nó vẫn luôn được chơi trong các nhà hát operamỗi khi “Fidelio” được biểu diễn không chỉ trước khi vở opera bắt đầu, mà còn trong cả vở diễn.Nghĩa là ngay trước màn cuối. Vở opera là câu chuyện về một chàng trai bị tống oan vào tù, đang chờ tới ngày hành quyết,nhưng may mắn được cứu sống kịp thời bởi người vợ thủy chung Leonore, người tìm cách đột nhập vào nhà tùdưới lớp ngụy trang là một chàng trai tên Fidelio. Câu chuyện có rõ ràng chưa nhỉ? Tôi mong là vậy, vì tôi cũng gần như không theo dõi được diễn biến.Nhưng điểm nhấn ở đây là… khoảnh khắc rực rỡ nhất trong vở opera khi người anh hùng được giải cứu, các cháu nghe thấy tiếng kèn trumpet đâu đó ngoài sân khấubáo hiệu sự xuất hiện của thế lực thống trị, cũng chính là tên cai ngục độc ác sẽ không thể thực hiện được thêm bất kì trò bẩn thỉu nào nữa. Tiếng trumpet ấy sẽ vang lên xuyên suốt bản overture của Beethoven và tôi nghĩ rằng các cháu sẽ cảm thấy đó là khoảnh khắc không thể nào quên khi đột nhiên, tiếng trumpet dội thẳng về phía các cháu từ đâu đó, phía sau những bức tường từ tận cùng của phòng hòa nhạc Carnegie. Sau đây là bản Overture Leonore thứ ba tuyệt vời của Beethoven.

Cho đến lúc này, chúng ta đã thưởng thức một bản overture cho opera, và một overture cho màn cuối của một vở opera. Nên giờ chúng ta sẽ nghe một thứ kì lạ hơn thế: một overture không mở màn một vở opera nào cả. Chỉ là overture, vậy thôi. Có một vài điều, các cháu cần biết,cũng mang nghĩa là các tác phẩm mở đầu, khi chúng chỉ bắt đầu các buổi hòa nhạc giao hưởngthay vì opera. Nhưng chúng vẫn là các overture. Các hiểu chứ? Đơn giản vậy thôi. Tác phẩm chúng tôi sắp chơi đâycòn có một cú lật ngược tình thế li kì khác khiến nó càng trở nên khó hiểu hơn. Khi này, nó không còn được gọi là overture nữa,mà là prelude. Đừng vội hốt hoảng nhé. Một bản prelude cũng là một tác phẩm mở màn, thứ được biểu diễn đầu tiên,trước một sự kiện chính, như một trận boxing vòng loại trong một giải Quyền Anh.

Vậy prelude khác overture ở điểm gì? Điều đầu tiên có thể kể tới là prelude thường ngắn hơn nhiều so với overture, và nó cũng thường không gồm nhiều phần; đoạn chậm và đoạn nhanhnhư các overture chúng ta vừa nghe. Prelude có sự nhất quán, viết ở một tempo nhất định có thể chậm, nhanh, hoặc vừa phải. Chẳng hạn như, chắc hẳn các cháu đều biết về bản prelude cho “Carmen” là một ví dụ cho một prelude có tốc độ nhanh. Hay bản prelude cho vở opera”La Traviata” thì có tốc độ chậm. Giá mà tôi có thể hát được giai điệu đó! Còn bản prelude cho “Die Meistersinger” vở opera của Wagner, thì lại ở một tốc độ mà các cháu gọi là vừa phải. Và tác phẩm mà chúng tôi chuẩn bị chơi sẽ là một prelude chậm rãi. Một vẻ đẹp đích thực, tác phẩm nàyđược viết bởi nhà soạn nhạc nổi tiếng người Pháp, Debussy. mang tên “The Afternoon of a Faun” và nếu có ai đó hỏi các cháu rằng tại saonó lại là prelude, thì cũng không có một câu trả lời nào cả. Debussy gọi nó là “Prelude to the Afternoon of a Faun”, mượn cả tiêu đề từ một bài thơ Pháp nổi tiếng cùng tên bởi Mallarme.

Một cái tên khác mà cháu cũng không nhất thiết phải nhớ. Đương nhiên là không có một vở opera nàogắn liền với bản prelude này cả, nó chỉ đơn giản là một bản nhạc được chơi ở mở đầu chương trình, dù không có một luật lệ nào cấm các cháuchơi ở phần giữa chương trình, hay cuối chương trình,vì nó là prelude cả. Bản nhạc này có chút “lười biếng”, mơ hồ, tràn ngập cảm giác ấm áp, thư giãn khi thì tinh tế, lúc lại có sức say mê nhất định và không ngừng khiến người nghe phải nổi da gà. Đây thực sự là một kiệt tác, một tác phẩm mà qua đó các cháu gần như “nhìn” thấy, “ngửi” thấy, và cảm nhận được một buổi chiều hè ngọt ngào qua giai điệu ấy. Quá trình này cũng giống như việc thưởng tranh vậy, nhưng hãy “nhìn” qua tai thay vì qua đôi mắt nhé. Quả là một vẻ đẹp đích thực. Tôi mong rằng các cháu không thấy nó quá chậm. Nhưng nó truyền cảm và quyến rũ tới mức tôi không thể bỏ qua trong chương trình hôm nay được.

Chúng ta đã đi qua khá nhiều overture. Thực tế là mới bỏ ba bản thôi mà cứ ngỡ như 30 vậy. Chúng đa dạng về thể loại, hình thức và cấu trúc. Từ Ý, Đức, rồi qua Pháp… Nhưng vẫn còn một thể loại mà chúng ta chưa nghe,và đó là bản overture cho một vở hài kịch của Broadway Hoa Kì. Vậy nên, như là “món tráng miệng” chúng tôi sẽ kết thúc chương trình hôm nay với một bản overture ngắn mà chính tôi đã viết. Là… Nó là một overture cho operetta của tôi, haytác phẩm ấm nhạc, hoặc cách gọi nào mà các cháu thích, mang tên Candide. Tôi viết chương trình đó bốn năm trướcnhưng nó lại chưa thực sự được ủng hộ lắm. Nó kéo dài khoảng hai tháng ở Broadwaytrước khi kết thúc. Thực sự rất đáng tiếc. Mà điều còn buồn hơn là, chương trình đó được xác định là mang lại sự vui vẻ, chứ không phải nỗi buồn nào. Tuy rằng chương trình đã tạm kết thúc,nhưng mong rằng bản overture của nó vẫn còn mãi. Và tôi hi vọng nó sẽ giúp các cháu cảm nhận được nét hài hước, vui nhộnđược gửi gắm qua chương trình đó. Bản overture cho Candidesẽ được bắt đầu ngay sau đây.

Bài giảng gốc: https://leonardbernstein.com/lectures/television-scripts/young-peoples-concerts/overtures-and-preludes

Bình luận Facebook