“Berlioz Takes a Trip” (Berlioz nếm trải cơn phê) là một chương trình nằm trong loạt “Young People’s Concert” (Hòa nhạc dành cho người trẻ) của dàn nhạc New York Philharmonic dưới sự dẫn dắt của nhạc trưởng huyền thoại Leonard Bernstein. Chương trình diễn ra năm 1969, nhân kỉ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc Pháp Hector Berlioz.

Berlioz nếm trải cơn phê

Biên soạn do Leonard Bernstein
Chương trình được phát sóng lần đầu trên đài CBS, ngày 25/05/1969

Dịch phụ đề: Berlioz in Vietnam

Chất liệu khá ma quái. Ma quái bởi vì những âm thanh bạn đang nghe đến từ bản giao hưởng về cơn phê đầu tiên trong lịch sử, Bản miêu tả bằng âm nhạc đầu tiên từng được tạo ra từ một cơn phê, được viết hơn một trăm ba mươi năm trước the Beatles, lâu lắm rồi vào năm 1830 bởi nhà soạn nhạc lỗi lạc người Pháp Hector Berlioz. Đó là Berlioz, với chữ Z được phát âm. Ông gọi nó là Symphonie Fantastique, hay “Giao hưởng Ảo tưởng,” và nó thật không tưởng, theo mọi nghĩa của từ này, gồm cả nghiã phê pha. Đó không chỉ là ý kiến của riêng tôi. Đó là một thực tế, chính Berlioz đã nói với chúng ta. Hãy nghe những câu đầu tiên trong ghi chú chương trình của chính ông mà ông đã viết để mô tả bản giao hưởng. Trích dẫn: “Một nhạc sỹ trẻ với tính nhạy cảm bệnh hoạn và trí tưởng tượng sôi nổi tự đầu độc mình bằng thuốc phiện trong cơn tuyệt vọng vì tương tư. Liều thuốc phiện, không đủ để giết chết chàng, mà đưa chàng vào giấc ngủ nặng nề cùng những ảo mộng kỳ lạ nhất, trong cơn mê đó những cảm xúc, cảm giác và ký ức của chàng được bộ não ốm yếu của chàng diễn dịch thành những suy tư và hình ảnh bằng âm nhạc.”

Hết trích dẫn. Nghe có vẻ không khác lắm với thời hiện đại, phải không nhỉ? Và chúng ta có muôn vàn lý do để nghi ngờ rằng chàng nhạc sĩ trẻ tuổi ốm yếu mà Berlioz đang nói đến Không phải ai khác ngoài chính Hector. Ông chắc chắn đã trải qua những cơn tuyệt vọng vì tương tư mà chúng ta nghe kể, và ông là người có trí tưởng tượng điên cuồng đủ điên cuồng để có những ảo mộng và ý nghĩ kỳ quặc này mà không cần dùng tới liều thuốc nào cả. Thuốc phiện của ông chỉ là thiên tài của ông, thứ có thể biến đổi những tưởng tượng kỳ cục này thành âm nhạc. Hãy nghe câu tiếp theo của cùng ghi chú chương trình đó. Trích dẫn: “Ngay cả người chàng yêu, chính nàng…, người đã khiến chàng tương tư, ”đã trở thành một giai điệu với chàng, giống như một ý nghĩ cố định mà chàng nghe thấy ở khắp nơi, luôn luôn quay trở lại.” Hết trích dẫn. Ý nghĩ cố định, hãy nhớ rằng. Trong tiếng Pháp là idée fixe. Nói cách khác, là một nỗi ám ảnh. Bạn hiểu nỗi ám ảnh là gì. nó là thứ gì đó chiếm giữ tâm trí bạn và không thể buông bỏ. Chà, trong bản giao hưởng này, nỗi ám ảnh là người Berlioz yêu, cô là người đã khiến ông tương tư đến liều mạng. Cô ám ảnh bản giao hưởng; bất cứ nơi nào có âm nhạc, cô lại tiếp tục xâm nhập, khi quay trở lại trong vô số dạng thức và hình hài.

Nếu chúng ta sắp hiểu được bất kỳ điều gì về bản giao hưởng kỳ lạ này, chúng ta phải biết giai điệu idée fixe đó, chủ đề người yêu dấu , và có thể nhận ra mỗi khi nó xuất hiện, bất kể nó được ngụy trang như thế nào.

Nó đây, hoặc chí ít là câu nhạc đầu tiên của nó: Đó là câu nhạc đầu tiên. Bạn có nghe thấy niềm tương tư mong mỏi? Cái cách nó có dạng tăng lên lúc bắt đầu… và rồi còn lên cao hơn nữa, vẫn căng thẳng hơn nữa… và rồi còn hơn nữa và rồi sụp đổ một cách tuyệt vọng. Đó chẳng phải là một bức tranh âm nhạc hoàn hảo về nỗi khao khát tương tư hay sao?

Giờ chúng ta hãy để nó tiếp tục sang câu nhạc thứ hai, rồi đến câu thứ ba, thứ tư, v.v., mỗi lần tăng lên và căng thẳng hơn nữa, là mỗi lần lại rơi vào tuyệt vọng.

Nếu bạn từng phải lòng ai đó người đã không đáp lại tình cảm của bạn bạn sẽ hoàn toàn hiểu được giai điệu đó; và bạn có thể dễ dàng hiểu cái cách một nhạc sĩ tương tư thành ra bị nó ám ảnh. Nếu bạn hiểu điều đó, bạn đã sẵn sàng để nghe bản giao hưởng.

Giờ là chương đầu tiên có tiêu đề “Ảo mộng và đam mê.” Nó bắt đầu bằng một phần giới thiệu mơ màng, mà chúng ta sẽ bỏ qua, vì nó chỉ chuẩn bị bầu không khí cho chủ đề chính đó. Nói cách khác, nó vẽ ra cho ta người tình trong mộng trước khi nỗi ám ảnh ập đến với chàng. Nhưng khi nó ập đến, ối chà, cứ nghe thôi. Đây là đoạn cuối của phần giới thiệu khi nó dẫn đến cơn bồn chồn đầu tiên của chủ đề idée fixe. Hãy nghe những màn pháo hoa trong cơn phê đó.

Liệu bạn có hiểu “những màn pháo hoa trong cơn phê” này, những ánh sáng lóe lên đột ngột kia và những thay đổi màu sắc cùng sự bất ngờ của những thay đổi cường độ kia? Bạn biết thay đổi cường độ là gì mà, thay đổi từ to sang nhỏ và ngược lại. Có hàng chục lần thay đổi. khi chủ đề dẫn nhập vào, bạn có nghe thấy những câu nhạc tăng lên và dâng trào kia mà mỗi câu đều được viết kèm crescendo nho nhỏ của riêng nó?

Bạn có để ý cách Berlioz đệm cho giai điệu không? Quả thực rất kỳ lạ: không hề có bè đệm nào dưới giai điệu, nhưng giữa các câu nhạc là những âm hình nhỏ nhát gừng kia ở bộ dây.

Chúng rất thất thường, chúng thình lình xuất hiện ở nơi bạn không ngờ tới .

Rồi cách tempo đang thay đổi, hổn hển lao về phía trước, rồi chậm lại, rồi lại đột ngột về đúng nhịp, rồi lại chậm lại, bạn không bao giờ biết điều gì sắp xảy ra. Bạn có thể bị suy nhược thần kinh khi chơi bản giao hưởng này; nhưng khi ấy, chính là nó: một bức chân dung người suy nhược thần kinh.

Đến lúc này bạn hẳn đã biết rõ chủ đề đó, bạn có thể theo dõi nó ở mọi dạng ngụy trang và phát triển trong cơn phê, qua âu lo, ghen tuông, thịnh nộ, tuyệt vọng, bất kể dạng gì. Phần còn lại của chương nhạc gần như là tất cả những phát triển như vậy của chủ đề. Chúng tôi không thể chơi toàn bộ, nhưng hãy nghe hai trong số đó, chỉ để xem chúng tiến triển như thế nào. Đây là một phát triển, nơi các bè trầm trong bộ dây tiếp quản chủ đề theo cách gầm gừ, đe dọa, trong khi phía trên chúng các kèn gỗ và kèn cor là những tiếng thở dài đau lòng. Đây là một bức tranh hoàn hảo về nỗi thống khổ của cơn thịnh nộ ghen tuông.

Bạn có nghe cái cách nó tiến triển thành đỉnh điểm của nỗi thống khổ không? Nếu bạn nghĩ rằng thật đau khổ , hãy nghe xem nó tiếp tục ra sao, với những tiếng thở dài phát triển thành tiếng rú và bộ dây trào dâng thành những tiếng thét cuồng loạn.

Lúc bấy giờ chàng gần như là trợn mắt. Thứ âm nhạc này đôi khi đến gần ranh giới của sự điên rồ; Mỗi khi bạn nghĩ nó có thể đi quá giới hạn thì chuyện đó không bao giờ xảy ra, bởi Berlioz luôn kiểm soát được, bất kể ông có vẻ điên rồ đến mức nào.

Chỉ một đoạn nhạc nữa trong chương đầu tiên này, đoạn lạ nhất. Lần này các nhạc cụ trầm trong bộ dây lại rền rỉ theo giai điệu idée fixe, giờ chỉ ở dạng luân khúc, tất cả các bạn đều biết luân khúc là gì, tôi sẽ không giải thích nữa, với bè viola mô phỏng bè cello. Chúng cùng vang lên như một một bầy gia súc ốm yếu. Đây trước tiên chính là bè cello đang rền rĩ không ngừng.

Bạn biết giai điệu đó mà. Đây là bè viola bắt chước theo: Giờ chúng cùng cất tiếng, ở dạng luân khúc: Nhưng tất cả đó mới chỉ là nền móng.

Phía trên và vượt lên nó một giai điệu nổi lên ở bè oboe, không liên quan gì đến chủ đề chính, quả thực, chẳng liên quan gì ngoại trừ có thể là âm nhạc hiện đại, thứ âm nhạc được viết hơn một thế kỷ sau. Dòng giai điệu ở bè oboe này là một trong những tượng đài âm nhạc trong lịch sử, không giống như bất kỳ thứ gì khác cùng thời, kỳ lạ đến mức bạn gần như không thể biết nó ở điệu thức nào, hoặc thực sự là nó chẳng ở điệu thức nào cả. Nó đại diện một cách kỳ diệu cho một tâm hồn vẩn vơ ốm yếu , một tâm hồn tuyệt vọng , nhưng tâm trí soạn ra nó không hề ốm yếu. Đó là thiên tài thuần túy. Giờ hãy nghe tiếng oboe điên rồ này:

Ồ. Bạn có tin được là nó được viết vào năm 1830, chỉ ba năm sau cái chết của Beethoven cổ điển già nua? Nó nghe giống năm 1930 hơn, như thể nó là của Hindemith hoặc Shostakovich hoặc ai đó. Và cứ liên miên tiếng oboe đó, cất lên một cách choáng váng qua luân khúc của bộ dây rền rỉ ở đây, vọt lên một đỉnh điểm mới của ảo giác. khi nó đến đó, như bạn sắp nghe, cả dàn nhạc tham gia vào, gồm cả các trumpet lần đầu tiên, với giai điệu idée fixe trong niềm hân hoan ngập tràn, như thể Berlioz cuối cùng đã khuất phục được chứng cuồng loạn. Nhưng than ôi không, sự điên rồ lại tiếp tục diễn ra, những chớp lóe sôi nổi và tất cả, và đột nhiên mọi thứ tan rã. Những mảnh vỡ âm nhạc, như một cửa sổ bị đập vỡ tung, và cuối cùng lịm đi vì hoàn toàn kiệt sức. Trong những ô nhịp cuối cùng, ta nghe thấy lần cuối tiếng thì thầm khao khát của giai điệu idée fixe, và chương nhạc kết thúc với vài hợp âm kiểu organ mang nguồn an ủi tôn giáo. Đây là toàn bộ phần cuối cùng của chương nhạc thứ nhất về cơn phê, bắt đầu với tiếng solo oboe điên cuồng.

Kết thúc cảnh I, và kết thúc giấc mơ thứ nhất. Giờ là một giấc mộng mới. Khung cảnh mới: một phòng khiêu vũ trang nhã, lúc đầu còn mờ ảo, sau dần trở nên sáng sủa và rực rỡ hơn, cho đến khi chúng ta đang ở giữa một bữa tiệc rực rỡ. Hai đàn hạc giờ hòa theo dàn nhạc mang lại vẻ rực rỡ trong trẻo cho âm nhạc, tất nhiên, âm nhạc là một điệu waltz, một điệu waltz Pháp quay cuồng quyến rũ. Sau khoảng một phút, giai điệu thay đổi một cách bí ẩn. Thành gì? Đoán xem nào. Tất nhiên là thành idée fixe. Có khuôn mặt của người chàng yêu xuất hiện và biến mất giữa đám người khiêu vũ. Chàng tình nhân tuyệt vọng với lấy nàng, nhưng nàng không bao giờ ở đó; chàng càng với lấy nàng càng lảng tránh. Cuối cùng điệu waltz đạt tới cao trào, và đột nhiên mọi thứ dừng lại. Không có gì ở đó ngoài giai điệu, nỗi ám ảnh, trong khoảnh khắc dường như chàng có thể với được nàng mà ôm lấy. Nhưng rồi những người đang nhảy waltz đâm sầm vào chàng, chàng bị tách khỏi nàng bởi hàng ngàn người đang nhảy waltz, quay cuồng càng lúc càng nhanh quanh chàng, và chàng tỉnh giấc. Lại một cơn ác mộng dị thường nữa. Đây là chương thứ hai trong kiệt tác của Berlioz: cảnh vũ hội.

Bạn biết đấy, một trong những điều không tưởng nhất về bản Giao hưởng Ảo tưởng này là Berlioz chỉ mới hai mươi sáu tuổi khi ông viết bản nhạc mới mẻ lạ thường này. Và ý tôi là mới mẻ. Hãy thử nghĩ xem bản Fantastique này hẳn đã nghe thế nào vào năm 1830, ngay cả sau các tác phẩm cuối cùng điên cuồng nhất của Beethoven. Bản giao hưởng trẻ trung này hẳn phải đến từ một hành tinh khác, một thế giới mới được gọi là chủ nghĩa Lãng mạn.

Hãy nghe chương thứ ba sắp tới này, một “Cảnh trên đồng.” Bấy giờ Beethoven đã viết cảnh trên đồng của mình, Bản Giao hưởng Đồng quê nổi tiếng với tiếng mục đồng gọi bạn, tiếng chim kêu, tiếng suối róc rách và những cơn bão dữ dội. Nhưng chúng chẳng là gì so với chương nhạc này. Chẳng hạn như, Berlioz viết nên sấm sét thực sự trong cảnh cơn bão của mình, khi sử dụng tới bốn nhạc công timpani, điều mà Beethoven chưa bao giờ nghĩ đến. Mục đồng của Berlioz không chỉ chơi kèn túi. Mà còn diễn hẳn một vở kịch.

Đây là ý tưởng của vở kịch. Chàng tình nhân phê thuốc tội nghiệp của chúng ta giờ đây đang mơ thấy cảnh mình ở giữa cánh đồng; trong giây lát, đó không phải là ác mộng mà là một giấc mơ yên bình về vẻ đẹp và sự yên tĩnh của thiên nhiên. Có một mục đồng đang thổi sáo gọi bạn, và được một mục đồng khác đáp lại từ một sườn dốc xa xa. Khúc song tấu của những mục đồng này phần nào an ủi nỗi cô đơn của chàng nhân vật chính: có sự giao tiếp giữa người với người, ngay cả khi người ta ở rất xa nhau. Hãy lắng nghe trong chốc lát những mục đồng đó:

Giờ có một tác phẩm lãng mạn ở thể loại bức tranh bằng âm thanh: bạn gần như có thể trông thấy cảnh đồng quê vùng núi An-pơ. Và trong bầu không khí này, nhân vật của Berlioz mơ mộng một cách yên bình hồi lâu; tiếng chim hót ngọt ngào, dường như có niềm hy vọng. Chúng ta sẽ bỏ qua tất cả phần đó, chỉ là nó quá hứa hẹn. Nhưng đột nhiên bầu không khí thay đổi, bầu trời tối sầm, nỗi lo âu choán lấy âm nhạc, và Đoán xem-Ai xuất hiện, chế nhạo chàng bằng giai điệu idée fixe của mình, một nàng người sói trong lốt cừu. Giờ đây là khoảnh khắc của sự thật:

Thật là một cơn ác mộng. Thật là một bức tranh kỳ diệu về sự hoảng loạn và kinh hoàng, với tiếng thở hổn hển vội vàng khi nó dần lắng xuống. À bây giờ lại có một số thứ đại loại bình yên và tĩnh lặng, mà chúng ta sẽ bỏ qua; Kẻ nằm mộng của chúng ta dường như lại được cứu khỏi nỗi ám ảnh của mình; nhưng Berlioz đã chuẩn bị sẵn một nỗi kinh hoàng khác: trang cuối cùng của chương nhạc. Trong một trang nhạc phi thường này, ông đưa ra cho chúng ta một bức tranh kịch tính về nỗi đau của sự cô đơn mà có lẽ chưa ai sánh bằng, ngay cả những nhà soạn nhạc loạn thần nhất trong thế kỷ của chúng ta. Và điều xảy ra là thế này: Mục đồng đó lại bắt đầu giai điệu của mình, một câu nhạc. Chúng ta chờ nghe hồi đáp từ người bạn đằng xa của anh ta, nhưng không có hồi đáp. Thay vào đó, chỉ có tiếng sấm ùng oàng bí ẩn. Mục đồng thử gọi lại, bằng một câu nhạc khác; lại chỉ có tiếng sấm đáp trả. Và từng chút một, khung cảnh mờ dần. Mục đồng bỏ cuộc hoàn toàn, Tiếng sấm tan biến hoàn toàn, và kẻ nằm mộng của chúng ta chỉ còn lại một mình với cái lặng im đáng sợ của nỗi thất tình.

Cảnh bốn, hoặc chương thứ tư. Thay đổi bối cảnh: một cơn ác mộng mới. Trong giấc mơ này, chàng tình nhân, nhân vật của chúng ta là một kẻ sát nhân. Và chàng đã giết ai? Đoán xem. Đương nhiên là người chàng yêu, bối cảnh là chốn pháp trường; giờ là lúc chàng phải trả giá cho tội ác của mình dưới máy chém. Toàn bộ chương nhạc này là một bản hành khúc khủng khiếp, hoàn chỉnh với những tiếng trống và tiếng kèn đồng của đội hành quyết. Đó là một bản hành khúc tuyệt vời, vừa rực rỡ vừa khủng khiếp. Vào cuối hành khúc, kẻ nằm mộng khổ sở của chúng ta đến chiếc cọc hành hình, cúi đầu dưới lưỡi dao, tới lúc này âm nhạc trở nên man rợ, và mất trí , khi đột nhiên, như xảy ra trong giấc mơ, mọi thứ dừng lại, và trong chốc lát chàng trông thấy, hoặc nghe thấy, người chàng yêu, idée fixe, giai điệu đó. Nhưng chỉ trong chốc lát. Câu nhạc quen thuộc lơ lửng ở đó trong không trung với giọng kèn clarinet, và bùm, nó bị cắt phăng cùng cái đầu của nhân vật. Có một hồi trống, một tiếng om sòm của bộ đồng, kết thúc cơn ác mộng. Và đây là chương thứ tư, “Hành khúc tới pháp trường.”

Gượm đã! Gượm đã, vẫn chưa kết thúc đâu! Có một giấc mơ thứ năm và cũng là giấc mơ cuối cùng mà thậm chí còn vượt trên cơn ác mộng trước. Cơn ác mộng về “Đêm hội Sabbath của các phù thủy,” giấc mộng kinh hoàng nhất trong cả cơn phê. Chàng tình nhân giờ đây mơ thấy mình đã chết; chàng đang tham dự đám tang của chính mình. Nhưng đây không phải là một đám tang long trọng; không có lời kinh, và không có ai cầu nguyện. Chỉ có những tiếng thét ghê rợn của đám phù thủy… và có tiếng cười khủng khiếp của ác quỷ và tà ma… và điệu nhảy ma quỷ của những mụ phù thủy Halloween và quái vật cười nhăn nhở. Và, dĩ nhiên rồi, ai sẽ là phù thủy đầu đàn: Không ai khác ngoài người yêu bé nhỏ ngọt ngào của chàng, người có giai điệu thiên thần giờ đây đã bị biến thành tiếng rú ma quái cưỡi trên cán chổi. Có những tiếng chuông tang lễ lạnh sống lưng… và có một đoạn nhại lại khúc “Dies Irae” trong “Mass cầu siêu”… và có tiếng quằn quại của những con rắn độc… và tiếng lạch cạch của những bộ xương…

Và nhiều nhiều thứ nữa. Nhưng tôi muốn chừa lại chút gì đó cho trí tưởng tượng của riêng bạn.

Giờ đây, tất cả nỗi kinh hoàng này được xây dựng thành một kết thúc rực rỡ nhất. Nhưng rực rỡ hay không, tôi rất tiếc phải nói rằng, nó vẫn để mặc nhân vật chính của chúng ta trong nanh vuốt của cơn ác mộng do thuốc phiện. Đó là sự rực rỡ mà không có vinh quang, vấn đề là ở đó. Thành thật là tôi không thể nói với bạn rằng chúng ta vừa trải qua địa ngục cùng nhân vật chính và vượt ra được một cách xuất sắc và khôn ngoan hơn. Nhưng đó là cách bằng những cơn phê, và Berlioz kể lại như vốn thế. Bây giờ có một người trung thực. Bạn nếm trải cơn phê, bạn kết thúc bằng việc la hét trong đám tang của chính mình.

Bài giảng gốc: https://leonardbernstein.com/lectures/television-scripts/young-peoples-concerts/berlioz-takes-a-trip

Bình luận Facebook