Đối với một phòng hoà nhạc, kiến trúc và nội thất có một vai trò quyết định trong việc tạo ra âm nhạc sống dày dặn và có chất lượng tốt. Trong tập Âm thanh của phòng hoà nhạc, Bernstein đưa người nghe vào thế giới tinh vi của âm học, từ đó đưa ra lời giải thích về sự quan trọng của yếu tố âm thanh trong phòng hoà nhạc cũng như cách để ta tạo ra nó.

Biên soạn do Leonard Bernstein
Chương trình được phát sóng lần đầu trên đài CBS, ngày 21/11/1962

Dịch phụ đề: Tri Anh

Hân hạnh được giới thiệu Mr. Bernstein! Xin chào các bạn nhỏ, chào mừng đến với Philharmonic Hall, ngôi nhà mới của New York Philharmonic, tại Trung tâm Lincoln. Chắc hẳn chúng ta đều cảm thấy thích thú khi được chuyển tới một căn nhà mới, nhất là khi nó còn được thiết kế cho riêng mỗi chúng ta nữa. Tuy nhiên cũng sẽ có một chút bỡ ngỡ hoặc lo sợ, vì có nhiều thứ phải làm quen. Trong ngôi nhà mới ấy giường ngủ của bạn quay một hướng khác, và công tắc đèn thì không nằm tại những vị trí quen thuộc, thêm cả những mùi lạ như gỗ, sơn hay keo còn mới. Rồi bạn tự hỏi: Liệu mình có thích hình dạng hay màu sơn của nó không, nó có được xây chắc chắn không? Rất may chúng ta đã dần quen với bầu không khí mới tại đây. Đây là một khán phòng rất tráng lệ, và khá chắc sẽ không sập xuống khi chúng ta còn ngồi đây. Nhưng thứ chúng ta quan tâm nhất, không như những ngôi nhà bình thường, là âm thanh của nó sẽ ra sao.

Đây là tiêu chí chính của một phòng hoà nhạc. Tôi nghĩ họ đã dành nhiều thời gian và công sức cho âm thanh hơn bất kì tiêu chí nào khác của khán phòng này. Bạn có thất ngạc nhiên không? Nhiều người nghĩ rằng âm thanh của một tác phẩm sẽ chỉ phụ thuộc việc nó được chơi ra sao: Nếu dàn nhạc chơi tốt, âm thanh sẽ hay, đẹp. Điều này chỉ đúng phần nào.

Chỉ khi bạn có một phòng hoà nhạc có khả năng truyền tải âm thanh một cách trung thực và rõ ràng đồng thời với một dàn nhạc xuất sắc, không thì chưa chắc nhé. Tuy nhiên, ở đây thì đúng vì nơi đây đã được thiết kế để mang âm nhạc đến bạn với đầy đủ những vẻ rực rỡ của nó. Với những tiến bộ khoa học hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể chắc chắn âm thanh trong một phòng hoà nhạc sẽ ra sao vì ngành khoa học có tên Âm học (Acoustics) này, A-C-O-U-S-T-I-C-S, vẫn còn non trẻ. Nhiều thứ vẫn đang dừng lại ở mức ước đoán, cho đến trước đêm khai mạc. Bạn có thể sẽ bị bất ngờ bởi âm thanh của nó không giống như kì vọng. Đây chính xác là thứ đã diễn ra trong đêm khai mạc của chúng tôi. Tất cả đã bị bất ngờ một chút. Tuy nhiên Philharmonic Hall đã có nhiều ưu việt so với những phòng cũ, như Carnegie Hall, và chúng ta có thể tiếp tục hoàn thiện nó.

Ngày xưa khi xây một phòng hoà nhạc chúng ta phải chấp nhận âm học của nó, dù tốt hay xấu. Gần như nó sẽ mãi mãi như vậy. Nhưng phòng hoà nhạc này thì khác. Âm học của nó hoàn toàn có thể thay đổi. Bạn thấy những “đám mây” trên đầu tôi chứ? (Các tấm phản âm – ND) Chúng có thể được nâng hạ, hoặc quay đi các góc khác nhau để phản xạ âm thanh đi các hướng. Những hốc khắp phía sau sân khấu này có thể được đóng hoặc mở ra, để trống hoặc đặt vào đó các loại vật liệu khác nhau. Kể từ đêm khai mạc các chuyên gia đã cật lực làm việc với tất cả những tấm, những hốc này để cho âm học của phòng trở nên tốt hơn. Và bây giờ tôi sẽ để các bạn tự đánh giá kết quả. Hãy lắng nghe âm thanh của Philharmonic Hall khi chúng tôi chơi một trong những sáng tác hay nhất: Overture Roman Carnival của Berlioz.

Đó… Các bạn thấy sao? Các bạn ưng chứ? Đây không phải câu hỏi lấy lệ. Tôi thực sự cần câu trả lời. Tôi đứng tại bục này và âm thanh thật tuyệt. Nhưng bục chỉ huy lại là nơi tệ nhất để đánh giá âm thanh của một phòng hoà nhạc vì nó ở ngay sát dàn nhạc. Nên tôi cần những đánh giá từ các bạn. Tất nhiên, để có thể đánh giá được bạn cần phải có hiểu biết nhất định về thứ mình đang nghe. Nên ta sẽ đi tìm hiểu đôi chút về ngành khoa học mang tên âm học này.

Đầu tiên, đây là một ngành khoa học. Dù âm nhạc là một ngành nghệ thuật, nó luôn đi kèm với các yếu tố khoa học. Âm nhạc bản chất là âm thanh, và âm thanh được hình thành từ sự dao động, dao động tạo ra sóng có thể tác động lên cơ quan tiếp nhận, cụ thể là đôi tai của bạn. Đó là vật lý, phải không? Dao động, sóng âm, cơ quan tiếp nhận, vv… Tuy nhiên hãy nhớ rằng sóng âm không chỉ truyền đến tai bạn mà chúng lan ra mọi hướng. Chúng có thể bị hấp thụ như giấy thấm nước, hoặc chúng có thể bị phản xạ như gương phản chiếu ánh sáng.

Mấu chốt ở đây là có bao nhiêu âm thanh bị hấp thụ và có bao nhiêu phần bị phản lại. Chính phần âm thanh phản xạ, truyền đến tai trễ hơn phần âm thanh đi trực tiếp, tạo ra sự khác biệt về mặt âm học giữa các phòng hoà nhạc. Nghe có vẻ khó hiểu? Ta sẽ làm sáng tỏ qua ví dụ sau. Khi trumpet thổi một note nhạc, A3 chẳng hạn… Bạn đang nghe 2 thứ âm thanh. Âm thanh từ nhạc cụ đi thẳng tới tai bạn, và những âm thanh phát ra bị phản xạ bởi các mặt tường và trần đi đến tai sau khoảng thời gian rất ngắn. Phần âm thanh bị phản xạ ấy được gọi tiếng vang (reverberation). Rất có thể bạn sẽ nhầm lẫn với “tiếng dội” (echo). Chúng thường được cho là một nhưng thực ra lại là 2 khái niệm rất khác nhau.

Chẳng hạn, tôi nói “hello”, và nghe thấy tiếng nhại lại “hello”, đó là tiếng dội. Nhưng khi tôi “hello”, bạn nghe thấy đuôi “o-o-o-o” kéo dài và tắt dần đi, thì đó không phải tiếng dội, đó là tiếng vang. Tiếng dội là thứ tối kị trong phòng hoà nhạc, vì nó nhại lại âm thanh gốc (và gây khó chịu – ND). Nhưng tiếng vang là thứ tuyệt vời, vì thiếu nó, âm nhạc sẽ trở nên khô cứng, buồn tẻ. Cần có tiếng vang để âm nhạc có độ “sống”. Chúng tôi sẽ chơi hợp âm cuối cùng trong Overture Roman Carnival, một cách ngắn, dứt khoát nhất có thể. Nghe kĩ bạn có thể thấy âm thanh của nó còn lơ lửng trong không gian chừng 1-2 giây nữa. Thử nghe lại lần nữa nhé. Đó chính là tiếng vang. Đó là thứ làm cho hợp âm đó nghe “sống”, “lớn” và “dày”

Một câu hỏi quan trọng được đặt ra: Tiếng vang bao nhiêu là đủ? Nó nên kéo dài bao lâu? Dễ thấy càng nhiều tiếng vang âm nhạc càng trở nên sống hơn, lớn hơn và dày hơn.

Nhưng nếu có quá nhiều tiếng vang, âm thanh sẽ quá dày và trở nên rối loạn. Như thế nào là quá nhiều? Tôi muốn nói đến kết quả đo đạc. Đây là vấn đề liên quan đến vật lý và toán học. Các nhà khoa học, cụ thể là âm học đã nghiên cứu từ rất lâu với những khí cụ đặc biệt tại các phòng hoà nhạc được cho là tốt nhất trên thế giới, để tìm ra thời gian vang tối ưu cho âm nhạc Và họ nhận thấy các phòng hoà nhạc tốt nhất đều có thời gian vang khoảng 2 giây. Đấy là khoảng thời gian để âm thanh tắt đi hoàn toàn sau khi được phát ra. 2 giây; âm nhạc sẽ vừa đủ sống, dày nhưng cũng đủ rõ ràng.

Vậy nên Philharmonic Hall được thiết kế để có thời gian vang là 2 giây. Tiếp đến là câu hỏi triệu đô: Làm cách nào mà người ta bắt một cái phòng chỉ vang trong đúng 2 giây? Có thể lắm chứ. Việc đầu tiên người ta có thể làm là kiểm soát các bề mặt trong phòng nơi xảy ra hiện tượng hấp thụ và phản xạ như tường, trần, sàn… bằng cách chọn vật liệu cấu thành chúng. Chẳng hạn bê tông phản xạ âm thanh nhiều hơn gỗ, rồi gỗ cứng phản xạ tốt hơn gỗ mềm… Và mặt thảm mà chúng ta đặt chân lên chúng không phản xạ mà hấp thụ âm thanh. Phần đệm trên ghế của các bạn cũng vậy. Những thứ đó phải được cân bằng một cách hợp lí.

Tiếp đó sẽ là: trần cao bao nhiêu, rồi chiều sâu, chiều rộng bao nhiêu… Đi sâu hơn về những thứ này sẽ phải mất cả ngày. Tóm lại sau hàng loạt những tính toán, trao đổi giữa các nhà âm học, kiến trúc sư và nhạc sĩ người ta mới bắt đầu xây một phòng hoà nhạc hoàn hảo. Ít nhất tren lý thuyết là vậy…

Tuy nhiên người ta không thể chỉ dựa vào những tính toán lý thuyết đó, nên tháng 5 vừa rồi, chúng tôi có một tuần điều chỉnh người ta điều chỉnh căn phòng như một nhạc công lên dây đàn vậy. Suốt một tuần tập dượt cả ngày lẫn đêm, dàn nhạc chơi trên sân khấu này dưới đũa của nhiều chỉ huy, và đủ các thể loại âm nhạc lớn nhỏ, cũ mới. Việc nghe đánh giá rất công phu, người ta mời đến các nhạc trưởng, các nhà âm học, các kỹ sư thu thanh, các chuyên gia từ các đài phát thanh và truyền hình, và hàng loạt máy móc với những cái tên rất kêu như máy hiện sóng dùng đèn hình, bộ thu âm hình đầu người, máy ghi đồ thị mức, và trời biết còn những gì nữa. Thực sự đáng sợ, cứ như trong phim khoa học viễn tưởng vậy.

Những đôi tai cả người cả máy ấy, chăm chú theo dõi từng âm thanh phát ra trên sân khấu: những âm thanh điện tử từ các máy đặc biệt tiếng pháo, tiếng súng và đương nhiên, dàn nhạc.

Các kết quả đều trỏ đến một con số: 2 giây. Nhưng đồng thời họ cũng phát hiện ra nhiều điểm chưa như ý. Phòng hoà nhạc này vẫn còn cách ngưỡng hoàn hảo quá xa. Đầu tiên, cảm giác “gần” bị thiếu; (tạm dịch từ intimacy – ND) tức là cảm giác như bạn có thể với tay để chạm vào âm nhạc vậy. Người ta tiến hành đủ các kiểu thử nghiệm: các tấm phản âm được hạ xuống, được quay đi các hướng khác để hướng được âm thanh đi ra tốt hơn. Đủ những bức màn được đặt quanh sân khấu để tăng thêm phản xạ hướng đến khán giả. Thậm chí cả những tấm vải lớn được treo lên để xem hiệu quả của chúng là gì. Suốt thời gian đó, những đôi tai cả người cả máy đó, chăm chú lắng nghe.

Những thứ rắc rối kia đem lại kết quả gì? Liệu ta đã có được cảm giác “gần” khi ngồi trong phòng hoà nhạc này? Hãy đi tìm câu trả lời qua ca khúc dịu dàng sau một khúc hát ru có tên “Những chú ngựa non”… …trong một bản chuyển soạn của Aaron Copland.

Tôi rất hân hạnh được giới thiệu một trong những giọng mezzo-soprano đẹp nhất của chúng ta, …Shirley Verrett-Carter.

Hush you bye, Don2t you cry, Go to sleepy little baby. When you wake, You shall have, All the pretty little horses. Blacks and bays, Dapples and grays, Coach and six-a little horses. Blacks and bays, Dapples and grays, Coach and six-a little horses. Hush you bye, Don2t you cry, Go to sleepy little baby. When you wake, You2ll have sweet cake And all the pretty little horses. A brown and gray And a black and a bay And a coach and six-a little horses. A black and a bay And a brown and a gray And a coach… …and six-a little horses. Hush you bye, Don2t you cry, Oh you pretty little baby. Go to sleepy little baby. Oh you pretty little baby.

Rất dễ thương phải không? Tôi nghĩ các bạn đều đồng ý nhất là khi được Verrett-Carter thể hiện trong một nơi như thế này, nó có đầy đủ sự gần gũi, dịu dàng mà chúng ta cần. Nhưng đây chỉ là một trong những vấn đề được giải quyết vào tháng 5 vừa rồi. Còn rất nhiều nữa, nhưng thú vị nhất có thể kể đến là âm thanh trong phòng hoà nhạc sẽ hoàn toàn khác nếu khách giả đến đông đủ. Bởi không thứ gì hấp thụ sóng âm nhiều kể cả những đệm những thảm kia như chính các bạn. Mỗi phút có hàng triệu sóng âm bị hấp thụ trên da, trên tóc và quần áo các bạn. Các nhà âm học phải lường được điều này. Họ đặt những tấm bông thuỷ tinh màu vàng lên các ghế. Tất cả các ghế trong phòng. Những tấm bông thuỷ tinh này được tính toán để có khả năng hấp thụ âm thanh tương một người trung bình.

Chúng tôi gọi vui đó là những “người tức thì”. Trong suốt tuần căn chỉnh đó, chúng tôi coi họ những người bạn thân. Một trong số họ đây. Nhìn rõ chứ? Trông đáng yêu không? Suốt tuần đó, họ đã yên vị ở nơi mà các bạn và người thân đang ngồi, trong khi dàn nhạc thì cứ chơi, căn phòng thì cứ được chỉnh sửa, và những đôi tai cứ tiếp tục lắng nghe. Họ đã ngồi nghe ở đó từ khi các nhà khoa học bắt đầu chỉnh sửa căn phòng, cho tới khi căn phòng có được độ “sống”, “ấm” và “gần” như các bạn được thấy qua Overture của Berlioz và ca khúc của Copland.

Như vậy chúng ta đã bàn về độ “sống”, độ “đày”, độ “gần”. Thế còn độ rõ thì sao? Người ta có thể khiến âm thanh trong phòng hoà nhạc trở nên “sống” và “gần gũi”, thế nhưng lấy gì đảm bảo độ rõ đây? Giờ ta hãy nghe một phẩm nhỏ để kiểm tra. Chương đầu một concerto của Vivaldi viết cho 4 violin và dàn nhạc. Vấn đề âm học ở đây là khả năng nghe tách bạch được từng violin, nhưng đồng thời là sự hoà quyện giữa chúng cũng như với cả dàn nhạc. Đây cũng là cơ hội để thử thách chính đôi tai của các bạn, rằng liệu các bạn có nhận thấy độ cân bằng giữa sự tách tạch với hoà quyện, khi chúng tôi chơi concerto giọng Si thứ với 4 violin solo. Mr. Corigliano, Mr. Gullino, Mr. Bernstein, không liên quan đến tôi nhé, và Mr. Dembinsky.

Vẫn ổn. Chúng ta đã kiểm tra nhiều vấn đề âm học, tuy nhiên không chỉ có vậy. Đừng quên concerto vừa rồi mới chỉ gồm các nhạc cụ bộ dây. Violin, viola, cello, contrabass. Sẽ ra sao khi cello xuất hiện cùng với flute, saxophone, trống, trumpet, clarinet, và một giọng đọc? Đây là sự kết hợp rất độc đáo mà chúng ta sẽ được chứng kiến sau đây. Vấn đề ở đây là sự hoà quyện. Tất cả các âm thanh đó phải được truyền đến tai bạn một cách đồng đều về cường độ, độ rõ, độ gần… và tất cả phải hoà lại để tạo nên một bức màn bằng âm thanh tuyệt đẹp. Điều này không chỉ được quyết định bởi nhạc trưởng và các nhạc công, mà mọi kết cấu trong phòng cũng phải được thiết kế để phản xạ sóng âm một cách hợp lí.

Còn một yếu tố rất quan trọng nữa: dàn nhạc phải nghe được chính mình rất tốt, các nhạc công phải nghe được những người khác một cách rõ ràng. Trừ khi cello có thể nghe được trumpet, hay trống có thể nghe được clarinet,… thì khả năng rất cao là họ không thể chơi ăn khớp được với nhau.

Giờ là lúc thử thách phòng hoà nhạc này 6 nhạc cụ sẽ chơi một tác phẩm với nhau khi họ phải ngồi rải rác khắp sân khấu. Bên trái tôi là cello, flute ở sau lưng tôi, sau anh ta là clarinet, sau nữa là trumpet, saxophone nằm phía bên phải, còn trống thì ở tận trong góc. Để tăng thêm độ khó cho game, tôi sẽ kiêm luôn phần đọc thơ khi chỉ huy. Một thử thách thực sự về âm học cho sân khấu này. Tất cả chúng tôi phải nghe thấy nhau rất rõ. Trích đoạn đặc biệt sẽ được trình diễn sau đây được rút ra từ tập Facade, của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Anh William Walton. Đây là một tập thơ rất đặc biệt của Edith Sitwell mà lời thơ sẽ được đệm bởi 6 nhạc cụ.

Tôi thấy có vài từ Tây Ban Nha ở đây: tango… pasodoble… Bạn không hiểu? hông vấn đề, tôi cũng vậy thôi. Cái khó ở đây là phải nghe rõ được từng nhạc cụ, trong lúc tôi lải nhải những từ vô nghĩa. Mong là nó sẽ thú vị.

When Don Pasquito arrived at the seaside Where the donkey’s hide tide brayed , he Saw the bandito Jo in a black cape Whose slack shape waved like the sea Thetis wrote a treatise noting wheat is silver like the sea, The lovely cheat is sweet as foam , Erotis notices that she will steal the Wheat-kings luggage, like Babel Before the League of Nations grew So Jo put the luggage and the label In the pocket of Flo the Kangaroo. Through trees like rich hotels that bode Of dreamless ease fled she, Carrying the load and goading the road Through the marine scene to the sea. “Don Pasquito, the road is eloping With your luggage though heavy and large; You must follow and leave your moping Bride to my guidance and charge! ‘ When Don Pasquito returned from the road’s end Where vanilla colored ladies ride From Sevilla, his mantilla’d bride and young friend Were forgetting their mentor and guide. For the lady and her friend from Le Touquet In the very shady trees upon the sand Were plucking a white satin bouquet Of foam , while the sand’s brassy band Blared in the wind . Don Pasquito H id where the leaves drip with sweet… But a word stung him like a mosquito… For what they hear, they repeat!

Có lẽ… Có lẽ là ổn. Chúng ta đã thử xong với những thứ nho nhỏ. Giờ là lúc quay lại với những cái lớn, và còn một vấn đề nữa mà trong âm học người ta gọi là “dải động” (dynamic range). Nói cách khác, liệu phòng này có cho cảm nhận được mọi sắc thái trong một tác phẩm, từ những tiếng bé tí tẹo cho tới cả dàn nhạc chơi hết công lực? Ví dụ có lẽ là phù hợp nhất chính là Overture 1812 của Tchaikovsky, mở đầu chỉ với 6 đàn dây, rồi cả dàn nhạc toàn tấu, rồi thêm dàn kèn đồng góp vui; rồi tiếng pháo gầm vang từ phía sau sân khấu và cả tiếng chuông nhà thờ đổ dồn.

Tôi cảm thấy không có cách thử nào tốt hơn cho mọi phương diện âm học của phòng, từ độ sống, độ gần, độ ấm cho tới độ rõ, độ hoà quyện, dải động và những thứ khác nữa, là chơi Overture 1812 này. Nếu cả cái nhà không sập xuống vào phút cuối của tác phẩm, và nếu bạn còn thấy mình sống, thì xin chức mừng, chúng ta có một nơi thật tuyệt và có thể còn được hoàn thiện thêm nữa. Các chuyên gia lo rằng sẽ phải mất một năm nữa để có thể hoàn thành công việc, nhưng thật may mắn trước mắt chúng ta giờ đây là một nơi không thể tuyệt vời hơn để thưởng thức âm nhạc. Và… Overture 1812 của Tchaikovsky.

 

Bình luận Facebook